Phân loại game ở thế giới: Độ tuổi quyết định
Ủy ban Đánh giá Phần mềm Giải trí ESRB là một đơn vị phi lợi nhuận hoạt động độc lập được thành lập từ năm 1994 bởi Liên đoàn Phần mềm Giải trí ESA (Bắc Mỹ). ESRB chuyên xếp hạng nội dung các game, đưa ra các chỉ dẫn về quảng cáo game và đảm bảo các quyền riêng tư trên mạng cho nền công nghiệp phần mềm giải trí tương tác. Mục đích thành lập của ESRB là giúp cho người tiêu dùng, đặc biệt là các phụ huynh, có thể quyết định đúng khi mua game cho gia đình bằng cách đưa ra các thông tin phân loại tuổi và nội dung game, góp phần làm cho ngành công nghiệp game có trách nhiệm hơn với các chương trình quảng cáo game trên thị trường. Tiêu chí đánh giá game của ESRB được phân loại như sau: EC (early childhood: dành cho trẻ em), E (everyone: tất cả mọi người), E10+ (người trên 10 tuổi), T (teen: dành cho thanh thiếu niên, trên 13 tuổi), M (Mature: chỉ dành cho người 17 tuổi trở lên) và AO (Adults only: chỉ dành cho người đã đủ 18 tuổi).
Ở Nhật Bản, hiệp hội có chức năng tương đương ESRB là CERO, nơi chịu trách nhiệm về việc phân loại game cho mọi lứa tuổi. Đánh giá của CERO dựa trên năm chữ cái: A (mọi lứa tuổi), B (12+), C (15+), D (17+), và Z (18+). Trong đó ở đánh giá Z là dành cho các game có mức độ bạo lực cực đoan. Khi một bìa đĩa game nào đó có chữ Z thì cũng đồng nghĩa với việc game đó sẽ bị cấm quảng cáo công cộng ở Nhật Bản.
Pan European Game Information (PEGI) là hệ thống đánh giá phân loại game được thành lập để giúp đỡ cha mẹ có được quyết định về việc chọn mua các sản phẩm game cho con cái, thông tin được ghi chú ngay trên bìa đĩa giúp họ dễ dàng lựa chọn. Được thành lập và đi vào hoạt động từ tháng 4/2003, nó đã thay thế cho nhiều hệ thống đánh giá khác và sử dụng chung cho cả châu Âu.
Ngày nay hệ thống PEGI được sử dụng trên 30 quốc gia, được dựa trên những quy tắc sản xuất, những quy định về sản phẩm áp dụng cho các nhà phát hành có hợp đồng cam kết với PEGI. PEGI phân loại các sản phẩm ra làm 5 cấp tuổi và 8 mô tả nội dung quy định cho từng lứa tuổi. Đến năm 2009, PEGI đã đánh giá hơn 11.000 trò chơi. Trong đó có 50% được đánh giá ở độ tuổi 3, 10% ở độ tuổi 7, 24% ở độ tuổi 12, 12% ở độ tuổi 16 và 4% ở độ tuổi 18.
" alt=""/>Tiêu chí phân loại game online: Còn nhiều tranh cãiChưa có thời điểm iPhone 4 chính hãng
Cơn sốt iPhone 4 đã bắt đầu trở nên “nóng” tại thị trường Mỹ và các nước trên thế giới, trong đó có cả Việt Nam. Với việc có Viettel, VinaPhone - hai nhà mạng đang phân phối iPhone 3G và 3GS tại Việt Nam, nhiều người đặt ra câu hỏi liệu họ có thể được sở hữu sớm những chiếc iPhone chính hãng sắp tới ở trong nước hay không? Có vẻ như câu trả lời của các nhà mạng vẫn còn là “ẩn số” với khách hàng vì tất cả vẫn chỉ là những lời “bóng gió”.
Theo trả lời của một quan chức Viettel trên một báo điện tử trong nước, đến thời điểm này họ vẫn chưa biết có nên nhập iPhone 4 về thị trường Việt Nam hay không, mặc dù cũng nhận được thông báo trở thành nhà phân phối iPhone 4 từ hãng sản xuất Apple cùng thời điểm với VinaPhone. Nguyên nhân bởi cơn sốt iPhone 3G và 3GS vừa qua chưa đủ sức tạo ra một thị trường thực sự. Lượng hàng bán ra không đạt kỳ vọng khiến hãng phải cân nhắc tiếp kế hoạch đưa iPhone thế hệ thứ 4 về thị trường. Cuộc đua iPhone thực sự đang khiến họ mệt mỏi.
VinaPhone trở thành nhà mạng đầu tiên tại Việt Nam tuyên bố sẽ phân phối iPhone 4 trong một vài tháng tới, nhưng nhà mạng này lại mới chỉ nói “bóng gió”, còn chính sách và giá cả, cũng như thời điểm chính xác vẫn chưa được đưa ra. Nhưng theo nhiều nguồn tin, để những chiếc iPhone 4 chính hãng nếu về Việt Nam thì muốn nhanh nhất cũng phải tới tháng 9. Đây là một điều hoàn toàn có cơ sở, bởi đến 24/06 thì Apple mới bán những chiếc iPhone 4 đầu tiên tại Mỹ, phải sau đó một thời gian hãng công nghệ khổng lồ này mới bán sản phẩm ra các thị trường nước ngoài (iPad là một điển hình sau khi bán ở Mỹ gần 2 tháng Apple mới tung ra thị trường các nước lớn khác).
Trong khi đó, Việt Nam là một nước có thị trường tương đối nhỏ, cho nên nếu đưa được iPhone 4 chính hãng về trong tháng 9 cũng được xem là một nỗ lực rất lớn của nhà mạng, nhưng nhiều người vẫn nghi ngại là thời gian đó có thể lâu hơn.
" alt=""/>iPhone 4: Cơ hội cho hàng xách tayFinePix W3 có thể chụp từ 2 ống kính bên trong với khoảng cách phù hợp với mắt người để tạo ra hiệu ứng 3D. Ngoài ra, nó còn cho phép quay phim HD 720p ba chiều, độ phân giải 10 megapixel và zoom 3x.
" alt=""/>Máy ảnh quay phim 3D đầu tiên